Đổi hộ khẩu có phải làm lại hộ chiếu?

Sổ hộ khẩu là công cụ quản lý của Nhà nước với việc di chuyển, sinh sống của công dân đang cư trú tại Việt Nam. Hộ khẩu và hộ chiếu có mối liên quan tương đối mật thiết, nếu đổi hộ khẩu có phải làm lại hộ chiếu?

Đổi hộ khẩu có nhất thiết phải đổi hộ chiếu?

Theo Nghị định 05/1999/NĐ-CP, khi thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm tỉnh, thành thì phải đổi chứng minh nhân dân.

Hiện tại, chứng minh nhân dân sẽ được cấp đổi sang căn cước công dân, số chứng minh nhân dân sẽ đổi sang số căn cước công dân.

Hộ chiếu bao gồm các thông tin sau: Họ và tên; Quốc tịch; Nơi sinh; Số chứng minh nhân dân… Theo như tìm hiểu, có một số nước khi xin visa nhập cảnh yêu cầu xuất trình thêm chứng minh nhân dân ngoài hộ chiếu.

Do đó, khi đổi chứng minh nhân dân cần thực hiện đổi hộ chiếu để thông tin thống nhất giữa chứng minh nhân dân và hộ chiếu, tránh những rắc rối không đáng có xảy ra.

Đổi hộ khẩu có phải làm lại hộ chiếu? (Ảnh minh họa)

Thủ tục thay đổi số chứng minh nhân dân trên hộ chiếu

Theo Điều 6 Thông tư 29/2016/TT-BCA, hồ sơ đề nghị sửa đổi hộ chiếu gồm:

+ 01 tờ khai Mẫu X01;

+ 02 ảnh mới chụp, cỡ 4cm x 6cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu, phông nền màu trắng. Trẻ em dưới 09 tuổi cấp chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ thì nộp 02 ảnh cỡ 3cm x 4cm

+ Hộ chiếu còn giá trị sử dụng ít nhất 01 năm và giấy tờ chứng minh sự điều chỉnh đó.

Nơi nộp hồ sơ:

Người đề nghị cấp lại, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú, tạm trú hoặc Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an.

Thời hạn giải quyết hồ sơ và trả kết quả:

Không quá 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú hoặc tạm trú.

Không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh.

 

Leave Comments

0976 114 888
0976 114 888